Người bị sỏi tiết niệu nên ăn gì mới tốt ?
Theo số liệu thống kê y khoa, bệnh sỏi đường tiết niệu là một bệnh lý phổ biến ở độ tuổi từ 20-60 và nam giới chiếm đa số. Phẫu thuật sỏi đường tiết niệu chiếm 50-60% trong các phẫu thuật tiết niệu. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân không biết cách ăn uống và sinh hoạt hợp lí, dẫn tới tình trạng bệnh càng nặng thêm hoặc có khả năng tái phát cao sau khi đã được hỗ trợ điều trị. Vậy chế độ dinh dưỡng nào phù hợp với người bị sỏi tiết niệu? Hay nói chính xác hơn là người bị sỏi tiết niệu nên ăn gì mới tốt ?
Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình >>> Hãy kết nối cùng chuyên gia để được tư vấn cụ thể hơn.
Người bị sỏi tiết niệu nên ăn gì mới tốt ?
Sỏi tiết niệu là hiện tượng có sỏi ở đường tiết niệu, được chia làm hai loại:
- Sỏi đường tiết niệu trên: Sỏi thận và sỏi niệu quản.
- Sỏi đường tiết niệu dưới: Sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.
Các nguyên nhân gây ra sỏi tiết niệu:
- Rối loạn về chuyển hóa.
- Rối loạn về nội tiêt.
- Yếu tố môi trường, tính chất công việc.
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt.
- Các bất thường về giải phẫu đường tiết niệu.
Người bị sỏi tiết niệu nên ăn gì mới tốt ?
Bệnh sỏi đường tiết niệu nếu không được phát hiện và hỗ trợ điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hệ lụy như:
- Gây ứ nước thận niệu quản.
- Nhiễm trùng tiết niệu.
- Phát sinh thêm các hòn sỏi khác.
Nghiêm trọng hơn là sẽ phá hủy dần phần thận đã sản sinh ra sỏi gây suy thận, thận mủ. Trong trường hợp sỏi niệu quản 2 bên có thể gây suy thận cấp, vô niệu.
Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình >>> Hãy kết nối cùng chuyên gia để được tư vấn cụ thể hơn.
Người bị sỏi tiết niệu nên ăn gì mới tốt ?
Bệnh nhân cần uống nhiều nước
Người bị bệnh sỏi tiêt niệu cần uống nhiều nước hơn người bình thường để giúp cho việc tiểu tiện được tự nhiên, đẩy sỏi dần xuống phía dưới niệu đạo.
Số lượng nước uống mỗi ngày tuỳ theo thời tiết, các hoạt động cá nhân, trọng lượng cơ thể; đa dạng các loại nước uống: Nước uống thông thường, nước có ga, tránh đồ uống có đường hoặc muối.
Ngoài tác dụng hoà loãng nước tiểu, đồ uống còn là nguồn cung cấp các chất khoáng. Cần biết rõ thành phần chất khoáng có trong đồ uống để tránh đưa vào cơ thể quá nhiều can-xi, phospho, ma-giê...
Chế độ ăn uống khoa học – cân bằng
Đối với các bệnh nhân bị sỏi tiết niệu (sỏi thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo), chế độ ăn uống đúng sẽ giúp việc điều trị thêm hiệu quả.
Bệnh nhân bị sỏi axit ôxalic, sỏi phốtpho canxi, sỏi axit cacbonic không nên ăn những thực phẩm chứa nhiều canxi (như sữa bò, các chế phẩm đậu, ốc, cua tôm, rau câu, rau cần) và các loại thực phẩm có hàm lượng axit ôxalic tương đối cao (như táo, tỏi, hành tây, cà phê, cacao, nước chè…).
Bệnh nhân bị sỏi axit ôxalic có thể ăn: Các loại thịt gà, vịt, thịt nạc, cá, trứng, nho…
Bệnh nhân bị sỏi phốtpho canxi hoặc axit cacbonic nên ăn đồ chua để nước tiểu có tính axit, làm tan sỏi.
Riêng bệnh nhân bị sỏi axit uric nên ăn nhiều rau quả tươi, sữa. Không nên ăn óc, tủy xương, nội tạng động vật, súp lơ…
Thức ăn cần được phân đều trong nhiều bữa ăn trong ngày nhằm bảo đảm dinh dưỡng mà không gây tăng đậm độ nước tiểu quá cao.
Cần có ít nhất 3 bữa trong ngày thay đổi với sự cân đối các loại thức ăn cần thiết sau: Sữa và các sản phẩm của sữa, thịt, cá, trứng; tinh bột; rau xanh; hoa quả; chất béo.
Lời khuyên về dinh dưỡng
Sử dụng nhiều loại thực phẩm đa dạng, cân bằng, chia đều phù hợp với từng người.
1.Đạm: Thịt, cá trứng nên ăn ít và phải chia đều trong các bữa ăn để tránh cô đặc urê trong nước tiểu. .
2.Can-xi: Sữa và sản phẩm của sữa. Đối với bệnh nhân sỏi tiết niệu, các nhà dinh dưỡng khuyên dùng sữa hàng ngày (phải uống thêm nước và chia nhỏ thành nhiều lần).
Người bị sỏi tiết niệu nên ăn gì mới tốt.
3.Rau: Ăn rau trong tất cả các bữa. Rau cung cấp chất xơ, kali, magne... và rất ít năng lượng.
4.Hoa quả: Chỉ nên ăn 2-3 quả nhỏ mỗi ngày. Nước hoa quả có nhiều đường nên cần hạn chế sử dụng.
5.Tinh bột: Cơm, bánh mỳ, đậu... cung cấp nhiều tinh bột, đường vitamin, chất khoáng.
6.Chất béo: Số lượng chất béo tiêu thụ hàng ngày tuỳ theo nhu cầu năng lượng cơ thể. Chất béo nguồn gốc thực vật rất tốt, chúng cung cấp kali, magne và chất xơ.
7.Vitamin D: Tình trạng thiếu hụt vitamin D rất phổ biến ngay cả với chế độ ăn đa dạng và cân bằng. Do vậy cần sử dụng thêm viên vitamin D sao cho đạt nồng độ vitamin D trong máu từ 20-60 ng/ml. Lưu ý rằng, vitamin D có nhiều trong dầu ăn, sữa.
8.Muối: Mỗi ngày cần dùng 6-8 gr muối chia đều trong các món ăn.
Lưu ý các loại thức ăn chứa nhiều muối, chia đều lượng muối trong các bữa ăn, nên dùng thêm rau thơm, phẩm màu thực vật để giảm lượng muối.
Nên dùng các loại nước chanh, rau xanh, ngũ cốc, bánh mỳ, đậu.
Người thân cần nhắc nhở người bệnh thực hiện đúng và thường xuyên chế độ dinh dưỡng.
Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình >>> Hãy kết nối cùng chuyên gia để được tư vấn cụ thể hơn.
Bài viết bạn đang xem thuộc chuyên mục bệnh đường tiết niệu. Bạn có thể tham khảo các bài viết khác trong cùng chuyên mục tại website: https://benhviennamkhoahcm.com.vn để biết thêm thông tin bổ ích.